Tế bào gốc là gì? Ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh

Tế bào gốc

Với sự phát triển của Y học hiện đại, phương pháp lưu trữ tế bào gốc được xem là bảo hiểm sinh học trọn đời giúp con người phòng ngừa, điều trị nhiều căn bệnh. Nhất là những bệnh lý hiếm gặp, bệnh nan y khó chữa. Vậy tế bào gốc là gì? Tế bào gốc gồm có những loại nào và ứng dụng trong điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng Nam Khoa 99 tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết nhé. 

Tìm hiểu tế bào gốc là gì?

Theo nghiên cứu khoa học, tế bào gốc là loại tế bào có khả năng tự đổi mới, tăng sinh và phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt để thực hiện chức năng trong một mô cụ thể. Trong Y học, tế bào gốc được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, tế bào từ máu và mô dây rốn sẽ cung cấp lượng lớn tế bào gốc và mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả. 

Tế bào gốc có khả năng tự đổi mới, tăng sinh và phát triển chuyên biệt
Tế bào gốc có khả năng tự đổi mới, tăng sinh và phát triển chuyên biệt

Khi lưu trữ tế bào gốc cho trẻ em, chúng ta có thể dùng chúng để nhân nuôi giúp tăng số lượng tế bào và phục vụ cho việc điều trị bệnh sau này. Theo đó, từ máu dây rốn sẽ tách được tế bào gốc tạo máu. Từ mô dây rốn tách được tế bào gốc trung mô. Khi chuyển tế bào gốc máu vào cơ thể con người qua đường tĩnh mạch thì sẽ truyền đến tủy xương. Tại đây, chúng phát triển tăng sinh thành tế bào máu mới thay thế cho tế bào cũ bị suy yếu.

Hiện nay việc ghép tế bào gốc máu có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tạo máu như đa u tủy xương, ung thư bạch cầu cấp tính, thalassemia… Còn đối với tế bào trung mô tiềm năng ứng dụng tập trung vào các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như Lupus ban đỏ hệ thống (SLE), bệnh ghép chống chủ (GvDH). Cùng với đó là một số tổn thương như thoái hóa khớp, các vết thương lâu lành do biến chứng tiểu đường… 

Ở Việt Nam, quá trình nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc tạo máu trong y học, điều trị các bệnh lý đã bắt đầu thực hiện vào những năm 90 của thế kỷ XX. Thời gian gần đây, tế bào gốc trung mô cũng được đưa vào ứng dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp, thử nghiệm trong chữa trị bệnh tiểu đường, xơ gan, phổi tắc nghẽn mãn tính… ở nhiều độ tuổi khác nhau. 

Tế bào gốc có thể nhân nuôi tăng số lượng để phục vụ cho điều trị bệnh
Tế bào gốc có thể nhân nuôi tăng số lượng để phục vụ cho điều trị bệnh 

Phân loại tế bào gốc dựa vào nguồn gốc

Các nhà nghiên cứu đã dựa vào nguồn gốc, tiềm năng để phân biệt tế bào gốc thành nhiều loại khác nhau gồm: Tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc từ mô dây rốn, tế bào gốc từ máu dây rốn, tế bào đa năng cảm ứng. Trong đó, tế bào phôi gốc là mạnh nhất, bởi nó có khả năng trở thành mọi loại tế bào trong cơ thể con người. 

Tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cells- ESC) là những tế bào đa năng có trong phôi từ giai đoạn sớm cho đến giai đoạn phôi nang. Chúng có tiềm năng biệt hóa cao. Để có được loại tế bào này người ta phải tách từ phôi nang. Dù tế bào hình thành theo hình thức nhân tạo nhưng vẫn liên quan đến vấn đề đạo đức. Bởi vậy tế bào gốc phôi hiện chỉ đang ở mức độ nghiên cứu. 

Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cells- ESC) có tiềm năng biệt hóa cao
Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cells- ESC) có tiềm năng biệt hóa cao

Tế bào gốc trưởng thành

Trong các mô trưởng thành thường có một lượng tế bào gốc, được gọi là tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells – ASC). Nó có khả năng biệt hóa thấp hơn so với tế bào gốc phôi nhưng có thể nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn mà không liên quan đến vấn đề đạo đức. 

Hiện nay, ứng dụng của tế bào gốc trưởng thành chủ yếu dựa trên tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Trong đó, tế bào gốc tạo máu có thể khai thác được từ tủy xương, máu ngoại vi và máu dây rốn. Còn tế bào gốc trung mô thường lấy trong tủy xương, mô mỡ, mô dây rốn.

Tế bào gốc từ mô dây rốn

Mô dây rốn kết nối giữa nhau thai và bào thai ẩn chứa nhiều loại tế bào gốc thuộc nhóm tế bào gốc nhũ nhi (Infant Stem Cells). Trong đó bao gồm: Tế bào gốc biểu mô (Epithelial Stem Cells), tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cells – MSCs) và tế bào gốc nội mô (Endothelial Stem Cells)… 

Theo nghiên cứu khoa học, tế bào gốc từ mô dây rốn là những tế bào đa năng, có khả năng biệt hóa thành tế bào trong hệ thần kinh, sụn, xương, da… để chữa trị các bệnh lý ở con người. Hiện nay, loại tế bào đang được nghiên cứu, thử nghiệm nhiều nhất là tế bào gốc trung mô MSCs. 

So với tế bào MSCs từ mô mỡ và tủy xương thì tế bào MSCs từ mô dây rốn sở hữu ưu điểm vượt trội hơn. Bởi quá trình thu thập không xâm lấn, số lượng nhiều, dễ tăng sinh, tế bào còn non trẻ không bị tác động xấu từ các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, MSCs từ mô dây rốn cần được thu thập ngay khi em bé mới chào đời và lưu trữ ở điều kiện đặc biệt cho đến lúc sử dụng.

Mô dây rốn kết nối giữa nhau thai và bào thai ẩn chứa nhiều loại tế bào gốc
Mô dây rốn kết nối giữa nhau thai và bào thai ẩn chứa nhiều loại tế bào gốc

Tế bào gốc từ máu dây rốn

Trong máu dây rốn chứa nhiều tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cells -HSCs). Nó được chứng minh có thể dùng cho ghép tế bào gốc tạo máu thay phương pháp ghép tủy xương như trước đây. Loại tế bào này cũng cần được thu thập và lưu trữ trong điều kiện thích hợp ngay khi em bé mới chào đời.

Với sự phát triển của Y học hiện đại, tế bào gốc tạo máu từ dây rốn đã đưa đưa vào ứng dụng, điều trị hơn 80 loại bệnh lý khác nhau ở con người. Đặc biệt, Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ – FDA cũng đã cho phép dùng Hematopoietic stem cells -HSCs để chữa trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo có liên quan đến hệ tạo máu trong cơ thể. 

Tế bào gốc đa năng cảm ứng

Tế bào gốc đa năng cảm ứng hay còn có tên gọi khác là tế bào gốc đa năng nhân tạo (Induced Pluripotent Stem Cells – iPSC). Chúng hình thành từ tế bào soma hoặc tế bào sinh dưỡng đã được tái lập trình trở lại thành tế bào gốc nhờ cảm ứng bằng các yếu tố phiên mã. Các nghiên cứu khoa học chứng minh, tế bào iPSC mang tiềm năng ứng dụng lớn. Tuy nhiên, chi phí để lưu trữ, sử dụng loại tế bào này sẽ rất tốn kém. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến tế bào gốc đa năng cảm ứng chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu.

Tế bào gốc đa năng cảm ứng có tiềm năng ứng dụng lớn
Tế bào gốc đa năng cảm ứng có tiềm năng ứng dụng lớn

Các ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh

Ở thời điểm hiện tại, công nghệ tế bào gốc đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của Y khoa. Trong đó có việc dùng điều trị bệnh nan y, bệnh hiếm gặp khó chữa cho đến vô sinh… ở nam và nữ giới. 

Ứng dụng tế bào gốc trong vào thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Theo đó, trứng sẽ được lấy từ cơ thể người phụ nữ, tinh trùng lấy từ cơ thể nam giới. Tinh trùng và trứng kết hợp với nhau để tạo thành phôi qua hình thức thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Phôi sau khi đã trải qua khoảng thời gian nuôi cấy nhất định thì được đưa vào tử cung để hình thành bào thai. Quá trình này rất phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm, tế bào gốc được sử dụng với vai trò hỗ trợ, cải thiện quá trình sinh tinh ở nam giới và tăng khả năng làm tổ của phôi bên trong tử cung nữ giới. Từ đó nâng cao hiệu quả, tính khả thi của quá trình hỗ trợ sinh sản ở những cặp vợ chồng bị hiếm muộn.

Tế bào gốc được sử dụng để nâng cao hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể như da, khớp, tim, phổi, thần kinh… Bệnh này thường được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp như: dùng thuốc ức chế miễn dịch, ghép thận với người bệnh suy thận ở giai đoạn cuối. Ngoài ra, trong Y học hiện đại cũng đang thử nghiệm việc chữa trị Lupus ban đỏ bằng phương pháp ghép tế bào gốc.

Y học thử nghiệm 2 phương pháp ghép tế bào gốc điều trị lupus ban đỏ gồm: ghép tế bào gốc tạo máu và ghép tế bào gốc trung mô đồng loại. Trong đó, việc ghép tế bào gốc máu được đánh giá có tỷ lệ thành công cao hơn. Tuy nhiên chi phí thực hiện chữa trị lại khá đắt đỏ. Còn liệu pháp dựa trên tế bào gốc trung mô cũng mang lại kết quả khả quan, an toàn. 

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị khớp gối

Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối thì có thể sử dụng tế bào gốc tiêm nội khớp giúp chống viêm và hồi phục chức năng cho các khớp. Hiện nay trong Y học hiện đại có 2 phương pháp điều trị khớp bằng tế bào gốc được ứng dụng phổ biến nhất là: điều trị bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ hoặc sử dụng tế bào gốc đồng loài từ mô dây rốn. 

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư

Trong những năm gần đây, tế bào gốc tạo máu đã được ứng dụng thành công trong việc điều trị ung thư bạch cầu. Liệu pháp này góp phần cứu nhiều bệnh nhân vượt qua cửa tử thần, thậm chí một số người còn sống khỏe mạnh như bình thường. Đối với ung thư dạng thể đặc, những liệu pháp dựa trên tế bào  miễn dịch kết hợp với hóa trị, xạ trị cũng mang đến kết quả khả quan. Theo các nhà nghiên cứu Y khoa thì liệu pháp chữa bệnh ung thư nhờ vào tế bào gốc còn có nhiều bước tiến vượt bậc hơn nữa trong tương lai.

Tế bào gốc được ứng dụng thành công trong điều trị ung thư bạch cầu
Tế bào gốc được ứng dụng thành công trong điều trị ung thư bạch cầu

Ứng dụng tế bào gốc điều trị bệnh tiểu đường (tuýp I, tuýp II)

Ứng dụng tế bào gốc điều trị bệnh tiểu đường (tuýp I, tuýp II) được xem là phương pháp chữa bệnh tiểu đường mang tính đột phá, hiệu quả cao. Theo đó, các tế bào gốc sẽ được biệt hóa thành loại tế bào có khả năng sản xuất insulin và khắc phục tình trạng đề kháng insulin ở mô ngoại vi.

Mặt khác, tế bào gốc còn thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào non trẻ trong tuyến tụy thành tế bào tuỵ trưởng thành. Khi đó, tế bào trường thành sẽ đóng vai trò làm lá chắn để bảo vệ tuyến tụy khỏi stress oxy hóa gây chết tế bào.

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là một trong những bệnh nam khoa thường gặp ở nam giới. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh lý, đời sống tình dục mà còn gây nguy hại đến khả năng sinh sản, duy trì nòi giống. Bệnh lý này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: thiếu hormone, chấn thương dây thần kinh, tiểu đường, bị thương tích mạch máu, do lão hóa… 

Đối với trường hợp nam giới bị rối loạn cương dương có thể ứng dụng tế bào gốc để phục hồi thần kinh và hệ thống mạch máu, tái tạo các cơ quan. Nhờ đó sẽ nhanh chóng khắc phục hiệu quả nguyên nhân gây bệnh, giúp nam giới tự tin thể hiện bản lĩnh chốn phòng the.

Liệu pháp sử dụng tế bào gốc trung mô
Liệu pháp sử dụng tế bào gốc trung mô giúp nâng tầm bản lĩnh phái mạnh

Kết Luận

Như vậy qua bài viết trên đây của Nam Khoa 99 các bạn đã có thể hiểu tế bào gốc là gì, gồm có những loại nào. Đồng thời, chúng ta cũng nắm rõ về những ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh lý. Nếu có nhu cầu muốn điều trị bệnh lý rối loạn cương dương bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc thì hãy liên hệ với Nam Khoa 99 để được tư vấn tận tình. 

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    HỌ VÀ TÊN*

    SỐ ĐIỆN THOẠI*

    Email*

    Nội dung



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *