Bệnh giang mai: Nguyên nhân, đường lây, dấu hiệu nhận biết

Như chúng ta đã biết, bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất. Bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì thế, việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Hãy cùng Nam Khoa 99 tìm hiểu về bệnh giang mai gồm nguyên nhân, đường lây và dấu hiệu nhận biết nhé.

Thực tế, giang mai là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đưa ra, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh giang mai có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, nhất là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới thì đang tăng lên.

Giống như các bệnh lây qua đường tình dục khác, giang mai cũng khó chẩn đoán. Bởi vì người nhiễm bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Nếu như nhiễm giang mai quá lâu và không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra tổn thương lớn đến các cơ quan nội tạng quan trọng như tim và não.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hoffmann tìm ra vào năm 1905. Xoắn khuẩn này thường có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Tuy nhiên, sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống được không quá vài giờ. 

Còn trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Hơn nữa, các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút. 

Một số con đường lây nhiễm bệnh giang mai 

Theo các bác sĩ phòng khám Nam Khoa 99, xoắn khuẩn giang mai thường có nhiều trong các tổn thương (săng, mảng niêm mạc, hạch…). Vì thế, bệnh rất dễ lây lan qua đường tình dục không an toàn. Các chuyên gia Nam Khoa 99 khẳng định, giang mai có thể lây nhiễm qua các đường sau:

  • Quan hệ tình dục: Thực tế, có đến trên 95% người mắc giang mai là do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn với người đã  mắc bệnh giang mai. Lý do là da và niêm mạc trên cơ quan sinh dục của người bệnh thường có rất nhiều tổn thương. Khi đó, xoắn khuẩn giang mai có trong các vết loét tổn thương sẽ tiếp xúc với người lành và gây bệnh. 
  • Viêm nhiễm gián tiếp: Dù là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nhiễm giang mai gián tiếp. Nguyên nhân chính là do người lành tiếp xúc trực tiếp với những vật dụng có chứa xoắn khuẩn giang mai mà người bệnh đã sử dụng như dao cạo, khăn tắm, khăn mặt và đồ lót,…
  • Đường máu: Việc lây nhiễm qua đường máu do truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm là cách truyền bệnh giang mai nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Khi lây nhiễm qua đường máu, người bị nhiễm sẽ không mang các biểu hiện giai đoạn đầu mà có các triệu chứng ở giai đoạn 2.
  • Nhiễm trùng nhau thai: Giang mai có thể lây từ mẹ sang thai nhi thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ. Bệnh sẽ gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và thai chết lưu.
  • Nhiễm trùng đường sinh: Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm giang mai từ mẹ khi chui qua đường sinh nở tự nhiên. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Giang mai giai đoạn 1 ( ở giai đoạn nguyên phát)

Đây chính là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh giang mai hiệu quả. Giai đoạn này có thể xuất hiện một hoặc một vài vết loét (biểu hiện cứng, tròn, không đau. Vì không đau nên những vết loét thường không được chú ý, chúng xuất hiện kéo dài từ 3 đến 6 tuần và tự lành. Khi vết loét đã khỏi, việc điều trị vẫn cần được tiếp tục để giúp ngăn chặn khả năng bệnh chuyển sang giai đoạn thứ phát.

Giang mai giai đoạn 2 (là giai đoạn thứ phát)

Ở giai đoạn thứ phát, người bệnh có thể bị phát ban da và tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc. Ví dụ như vết loét vùng miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Giai đoạn thứ phát này thường khởi đầu bằng các phát ban tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Nốt ban đối xứng và có màu hồng, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, cũng như không bong vảy, không tự mất đi.

Một số dấu hiệu khác trong giai đoạn này như sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ,và mệt mỏi (cảm thấy rất mệt). Nếu như không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai âm ỉ và có thể là tam phát.

Giang mai giai đoạn 3 (tức là giai đoạn âm ỉ)

Đối với giai đoạn nguyên phát và thứ phát, các biểu hiện có thể biến mất hoàn toàn, khiến người bệnh lầm tưởng mình đã hết bệnh. Mặc dù vậy, giai đoạn này xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại âm ỉ bên trong cơ thể và kéo dài nhiều năm, trước khi bước sang giai đoạn tâm phát.

Giang mai giai đoạn 4 (giai đoạn tâm phát)

Tam phát chính là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, xuất hiện sau 3-15 năm kể từ giai đoạn nguyên phát. Giai đoạn này sẽ được chia làm ba hình thức khác nhau là giang mai thần kinh (6.5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Trong số đó, giang mai thần kinh gây viêm màng não, thoái hóa não, dẫn đến động kinh, đột quỵ, ảo giác. Còn giang mai tim mạch gây ra phình động mạch chủ; và củ giang mai sẽ làm biến dạng khuôn mặt người bệnh.

Trên đây là bài viết chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và còn đường lây nhiễm bệnh giang mai. Để phát hiện sớm và đưa ra cách điều trị hiệu quả thì bạn vẫn nên khám sàng lọc các bệnh xã hội. Phòng khám Nam Khoa 99 (pk99) tọa lạc tại 99 Cây Keo, TPHCM  với sự tham gia của đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất tối ưu thực hiện xét nghiệm, sàng lọc các bệnh xã hội sẽ  giúp phát hiện chính xác nhất. Đồng thời còn đảm bảo sự riêng tư cho khách hàng khi đến khám tại đây.

Phòng khám Nam Khoa 99

Địa chỉ: 99 Cây Keo – Phường Hiệp Tân – Quận Tân Phú – Tp.HCM

Emai: 99clinicgroup@gmail.com

Hotline: 0797 28 47 99

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    HỌ VÀ TÊN*

    SỐ ĐIỆN THOẠI*

    Email*

    Nội dung



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *