Chuyên gia giải đáp: Nên cắt bao quy đầu khi nào?

Cắt bao quy đầu khi nào? Chỉ khi có bệnh lý mới cần thực hiện

Cắt bao quy đầu được biết tới là thủ thuật ngoại khoa để thực hiện khắc phục một số những bệnh lý về bao quy đầu dương vật. Mặc dù vậy không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Vậy nên cắt bao quy đầu khi nào? Nam Khoa 99 sẽ giải đáp chi tiết cho bạn vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của bao quy đầu

Trước khi tìm hiểu nên cắt bao quy đầu khi nào thì cần nắm rõ hơn những thông tin về tác dụng của bao quy đầu trên cơ thể. Dương vật có phần đầu được gọi là quy đầy, da bao bọc và che quy đầu sẽ được gọi với tên bao quy đầu.

Chức năng của bao quy đầu đó là che chở, bảo vệ cho đầu dương vật, giúp tránh những tổn thương hay va chạm trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, tránh sự khó chịu cho nam giới.

Bao quy đầu giúp che chắn, bảo vệ đầu dương vật
Bao quy đầu giúp che chắn, bảo vệ đầu dương vật

Bao quy đầu còn được xem là vật liệu tự thân rất hữu ích và cần thiết trong trường hợp nam giới phải cấy ghép da hay thực hiện tạo hình phần niệu đạo. Bởi vậy có thể thấy bao quy đầu có chức năng rất cần thiết chứ không phải là phần thừa. Việc tiến hành cắt bao quy đầu sẽ được thực hiện nếu như có những bệnh lý khiến ảnh hưởng sức khỏe.

Nên cắt bao quy đầu khi nào?

Cắt bao quy đầu khi nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Với trẻ sơ sinh thì hường sẽ có tình trạng dính da quy đầu sinh lý, bởi vậy lúc này chưa thể thực hiện tuột da quy đầu cho bé. Khi bé lớn dần thì da quy đầu sẽ tự nhiên tách khỏi vùng quy đầu. Trường hợp hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu sẽ mất dần nhanh chóng. 

Rất nhiều những thống kê có đến khoảng 90% trẻ nhỏ nam tuột bao quy đầu khi lên 3, 99% nam giới từ 17 tuổi sẽ không còn hẹp quy đầu. Chỉ có khoảng 1% trẻ nhỏ dễ mắc bệnh lý cần thực hiện cắt bao quy đầu.

Chỉ định thực hiện cắt bao quy đầu rất nhiều người hiểu sai nếu không cắt có thể vô sinh hay ảnh hưởng tới quan hệ. Trên thực tế cắt bao quy đầu sẽ chỉ thực hiện trong trường hợp:

  • Bao quy đầu dài khó tuột bao quy đầu ra hay bao quy đầu có dấu hiệu tắc nghẽn.
  • Hẹp bao quy đầu có thể sẽ gây ra viêm nhiễm tái phát.

Nam giới bị hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu vệ sinh sẽ khó khăn nên vi khuẩn sẽ có thể phát triển khiến viêm bao quy đầu, dương vật viêm nhiễm, tăng nguy cơ đường tiểu bị nhiễm trùng và nguy hiểm hơn là ung thư dương vật.

Cắt bao quy đầu khi nào? Chỉ khi có bệnh lý mới cần thực hiện
Cắt bao quy đầu khi nào? Chỉ khi có bệnh lý mới cần thực hiện

Xem thêm: Tư vấn: Không cắt bao quy đầu có sinh con được không?

Những lưu ý khi cắt bao quy đầu

Ngoài nên cắt bao quy đầu khi nào thì những lưu ý khi cắt bao quy đầu cũng là vấn đề được quan tâm. Cắt bao quy đầu khá đơn giản, nhưng để tránh nhiễm khuẩn nên chú ý đảm bảo điều kiện phòng mổ sạch và vô trùng.

Cắt bao quy đầu sau khi hoàn thành, vết thương sẽ rất dễ có những tác nhân gây bệnh xâm nhập, lây nhiễm. Để tránh tình trạng này sẽ cần chú ý những vấn đề dưới đây:

  • Sau khi tiến hành cắt bao quy đầu dương vật sẽ có thể khó chịu hay sưng tấy, cần sử dụng thuốc giảm đau.
  • Vệ sinh và chăm sóc tốt vết thương bao quy đầu như thực hiện sát khuẩn, thay băng ở vết thương, giữ vết thương khô. Nếu như vết thương dính vết bẩn hay dịch tiết thì nên thay băng lại.
  • Băng cố định dương vật lên trên bụng để tránh tình trạng bị phù nề. Vết thương khi liền thì có thể tắm rửa và để vết thương tiếp xúc với nước.
  • Sau từ 2 tuần đến 3 tuần cắt bao quy đầu thì có thể sinh hoạt bình thường. Chú ý nên tránh việc quan hệ tình dục tối thiểu 4 tuần kể từ khi thực hiện cắt bao quy đầu bởi khi này vùng da cắt bao quy đầu sẽ còn rất nhạy cảm nên rất dễ viêm nhiễm, khó lành vết thương.
  • Tái khám trong trường hợp vết thương cắt bao quy đầu tấy đỏ, mưng mủ và có hiện tượng sốt, chảy máu kéo dài.
Cắt bao quy đầu cần vệ sinh và chăm sóc đúng cách
Cắt bao quy đầu cần vệ sinh và chăm sóc đúng cách

Xem thêm: Cắt bao quy đầu sau bao lâu thì tháo băng?

Một số cách giữ vệ sinh nếu không cắt bao quy đầu

  • Với trẻ nhỏ cha mẹ có thể thực hiện vệ sinh quy đầu cho bé, khi tắm sẽ kéo và rửa nhẹ nhàng vì khu vực này nhạy cảm và rất dễ tổn thương. Không nên thực hiện kéo quá mạnh vì có thể gây ra tổn thương ở vùng da này. 
  • Trẻ lớn hơn sẽ có thể tự thực hiện vệ sinh chăm sóc, cha mẹ nên hướng dẫn cho bé cách vệ sinh quy đầu sau khi tiểu, tắm cần kéo da quy đầu rửa sạch và lau khô. Tiếp đến nhẹ nhàng kéo da quy đầu lại che cho phần quy đầu.
  • Trong quá trình quan hệ thì những tuyến mồ hôi và tuyến bã sẽ nhanh chóng tăng tiết, bởi vậy cần rửa nhiều hơn để tránh bị ứ đọng nước tiểu hay những chất bã tiết. 
Giữ vệ sinh cho bao quy đầu
Giữ vệ sinh cho bao quy đầu là rất quan trọng nếu không cắt bao quy đầu

Nếu như da quy đầu xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm tái phát nhiều lần thì cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết, thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu an toàn. 

Nam Khoa 99 đã mang đến những thông tin chi tiết và hữu ích nhất giải đáp cho bạn vấn đề nên cắt bao quy đầu khi nào. Cắt bao quy đầu chỉ được thực hiện khi có những bệnh lý như hẹp bao quy đầu, bao quy đầu dài hay bao quy đầu viêm nhiễm.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    HỌ VÀ TÊN*

    SỐ ĐIỆN THOẠI*

    Email*

    Nội dung



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *